Sách Sự giàu và nghèo của các dân tộc

Sách Sự giàu và nghèo của các dân tộc

Thương hiệu: Alphabooks   |   Tình trạng: Còn hàng
367.200₫ 459.000₫

 

  • Công ty phát hành: Omega plus
  • Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
  • Tác giả: David S. Landes
  • Năm xuất bản: 2020
  • Quy cách bìa cứng
  • Kích thước (cm): 16x24
  • Số trang: 888
TRẠM ĐỌC BOOKSTORE
  • Miễn phí vận chuyển
    Miễn phí vận chuyển
  • Hàng chính hãng 101%
    Hàng chính hãng 101%
  • Tích điểm tất cả sản phẩm
    Tích điểm tất cả sản phẩm
  • Giảm 5% khi thanh toán online
    Giảm 5% khi thanh toán online

rên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David S.Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc (The Wealth and the poverty of Nations).

Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh.

Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững. Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.

Khách hàng nhận xét

icon icon icon