Sách - Con Đường Tơ Lụa Mới ( Omega Plus )

Sách - Con Đường Tơ Lụa Mới ( Omega Plus )

Thương hiệu: Alphabooks   |   Tình trạng: Còn hàng
167.200₫ 209.000₫
  • Công ty phát hành: Omega Plus
  • Nhà xuất bản : NXB Hà Nội
  • Tác giả: Peter Frankopan
  • Dịch:Nguyễn Thế Phương
  • Năm xuất bản:2021
  • Kích thước: 16 x 24 ( cm )
  • Quy cách: Bìa mềm
  • Số trang: 312
TRẠM ĐỌC BOOKSTORE
  • Miễn phí vận chuyển
    Miễn phí vận chuyển
  • Hàng chính hãng 101%
    Hàng chính hãng 101%
  • Tích điểm tất cả sản phẩm
    Tích điểm tất cả sản phẩm
  • Giảm 5% khi thanh toán online
    Giảm 5% khi thanh toán online

Con Đường Tơ Lụa Mới là bản dịch tiếng Việt của tác phẩm The New Silk Roads: The Present and Future of the World (nhan đề tiếng Việt: Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới) của tác giả Peter Frankopan. Ở tác phẩm viết về “Con đường Tơ lụa” mới này, tức phần hiện tại và tương lai của thế giới (tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)), Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm: Những con đường dẫn tới phương Đông Những con đường dẫn tới trung tâm thế giới Những con đường dẫn tới Bắc Kinh Những con đường dẫn tới đối đầu Những con đường dẫn tới tương lai Bố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh. Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRIC).

Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “Con đường Tơ lụa” (vốn là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford, nơi ông vừa là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Trường Worcester, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Quỹ Stavros Niarchos của Trung tâm Nghiên cứu Byzantine (thuộc Oxford); đồng thời, Frankopan còn là Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại King’s College (thuộc Đại học Cambridge)), Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những “con đường” quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay. Chính vì lẽ này, Con đường Tơ lụa mới được Omega Plus đưa vào tủ sách Nhận diện Trung Quốc. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, thiết nghĩ những dữ liệu và phân tích cặn kẽ về xu thế địa chính trị-kinh tế về “Con đường Tơ lụa” nói chung và BRIC nói riêng Peter Frankopan trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hình dung được thực tế các xu hướng trên thế giới. Với riêng Chính phủ Việt Nam và giới nghiên cứu, hiểu về BRIC và xu hướng trỗi dậy dọc theo “Con đường Tơ lụa” lịch sử có thể giúp chúng ta có được những cân nhắc chiến lược và ra quyết sách hợp lý cho viễn cảnh phát triển sắp tới. “Các thay đổi diễn ra trong thế kỷ XXI được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố – từ nhân khẩu học cho tới sự thay đổi trong quyền lực kinh tế, từ vai trò của công nghệ số cho tới biến đổi khí hậu. Con đường Tơ lụa trỗi dậy nhanh chóng bởi vì nó đang sôi động trở lại. Những gì xảy ra tại khu vực trung tâm, trái tim của thế giới trong những năm tới sẽ định hình thế giới trong hàng trăm năm tiếp theo.” “Chúng ta đang sống trong thế kỷ châu Á. Sự chuyển dịch GDP toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển phương Tây sang phương Đông là một sự kiện ngoạn mục cả về quy mô lẫn tốc độ. Theo một số dự đoán, nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu, các nước Trung Đông (và Bắc Phi) sẽ kiếm thêm 210 tỷ đô-la trong vòng hai năm 2018-2019 so với 12 tháng trước đó – một con số đáng ghen tị.

Tuy nhiên, sự thay đổi này kéo theo hàng loạt những nỗi đau đang lớn dần ở châu Á, từ môi trường bị hủy hoại cho tới sự thèm khát đầu tư cơ sở hạ tầng một cách vô độ. Nó cũng khiến các quốc gia đối mặt với nhiều thách thức trong việc làm thế nào để tiếp xúc, hợp tác và trong một số trường hợp là cạnh tranh với nhau.” 

Khách hàng nhận xét

icon icon icon